APG được đầu tư bởi các doanh nghiệp quốc tế và 4 công ty Việt Nam gồm FPT, VNPT, Viettel và CMC. Tuyến cáp có chiều dài 10.400 km, đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, kết nối các điểm ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Internet Việt Nam đi quốc tế sẽ nhanh gấp đôi
Tìm hiểu thêm:
+ Hướng dẫn sửa lỗi "chấm than vàng" khi kết nối Wifi
internet-viet-nam-di-quoc-te-se-nhanh-gap-doi
Tuyến cáp quang biển APG sẽ giúp Internet Việt Nam đi quốc tế nhanh và ổn định hơn.
Theo đại diện một nhà mạng, với băng thông tối đa lên đến 54 Tb/giây, APG là tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất hoạt động tại châu Á. Tuy nhiên, băng thông đang được khai thác là 4 Tb/giây.
Trước đó, tuyến cáp quang biển AAG (Asia America Gateway) đóng vai trò quan trọng hàng đầu khi kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế từ năm 2009. Dung lượng ban đầu của tuyến này đạt 500 Gb/giây và được nâng lên 2,88 Tb/giây. Như vậy tuyến APG hiện nay có tốc độ gấp đôi AAG và sẽ gấp 20 lần trong thời gian tới.
Việc đưa vào sử dụng tuyến cáp quang biển APG sẽ giúp giảm phụ thuộc vào tuyến AAG vốn liên tục gián đoạn trong năm qua. Nhờ vậy, người dùng sẽ ít bị ảnh hưởng nếu cáp AAG đứt. Trong năm 2016, tuyến cáp quang biển AAG gặp sự cố ít nhất ba lần và phải mất nhiều tuần để khắc phục.
Năm 2017, một số nhà mạng cho biết sẽ đưa vào hoạt động thêm tuyến cáp quang AAE-1 (Asia Africa Euro 1), nối các nước châu Á đến châu Âu và châu Phi. Nhờ vậy, việc đảm bảo thông suốt kết nối cho người dùng sẽ được nâng cao.